Chia sẻ hành trình kiếm 1000$ từ Pi Network

Bất chấp những tranh cãi xoay quanh mô hình của Pi Network, ban đầu mình chỉ xem việc khai thác PI như một thói quen đơn giản—mỗi ngày chỉ cần một cú nhấn. Không đặt quá nhiều kỳ vọng, nhưng sau gần ba năm kiên trì, mình bất ngờ nhận được một khoản lợi nhuận đáng kể từ nền tảng này.

Đó là câu chuyện của Trần Nghiêm Minh, 25 tuổi, hiện đang làm researcher tại một công ty Web3 ở TP.HCM. Chia sẻ này được AmberBlocks ghi lại qua buổi phỏng vấn trực tiếp.

Chia sẻ hành trình kiếm 1000$ từ Pi Network
Chia sẻ hành trình kiếm 1000$ từ Pi Network

Đào PI: Nghi thức “điểm danh” trong thế giới crypto

Cuối năm 2019, khái niệm đào PI vẫn còn xa lạ với hầu hết mọi người, chủ yếu lan truyền trong các cộng đồng MMO (kiếm tiền trực tuyến) nhờ mô hình tuyển ref (giới thiệu người mới). Khi đó, mình đang tìm hiểu về MMO và vô tình biết đến Pi Network trong một lần lướt bài tìm kèo. Kể từ đó, mỗi ngày mình đều dành vài giây để nhấn một cú click đào PI.

Quá trình khai thác PI cực kỳ đơn giản: Mỗi 24 giờ, chỉ cần mở ứng dụng và chạm vào biểu tượng tia sét. Đầu năm 2020, mình kiếm được 6 PI/ngày, nhưng sau mỗi đợt halving, tốc độ đào lại giảm một nửa.

Hoài nghi và sự chế giễu

Khi Pi Network bắt đầu được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông, đa số bài viết đều chỉ trích rằng PI là mô hình đa cấp, lừa đảo. Mình gần như không chia sẻ chuyện đào PI với ai, chỉ kể cho một người bạn thân—một người khá rành về crypto. Nhưng thay vì hứng thú, cậu ấy chỉ cười cợt mỗi khi nghe mình nhắc đến PI.

Thậm chí, mình cũng tự thấy hoài nghi. Về nguyên tắc, một blockchain thực sự phải có hệ thống xử lý giao dịch và lưu dữ liệu vào block. Nhưng Pi Network, dù tự nhận là blockchain, vẫn chưa có chuỗi khối thực sự—việc khai thác và ghi nhận số dư chỉ hoạt động trên nền Web2. Điều này khiến mình cảm thấy dự án có phần “ảo”.

Bên cạnh đó, một số “trại farm” PI công khai sở hữu hàng trăm thiết bị khai thác, với số dư lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu PI, càng khiến giá trị của đồng PI trở nên đáng ngờ. Dẫu vậy, vì chỉ tốn đúng 5 giây mỗi ngày, mình vẫn tiếp tục click như một thói quen.

Khi đào PI trở thành một “nghi thức”

Khi đào PI trở thành một “nghi thức”
Khi đào PI trở thành một “nghi thức”

Giữa năm 2020, mình chính thức bước chân vào thị trường crypto, mua những đồng coin đầu tiên. Crypto vốn đầy biến động, và một lời khuyên mình nhận được là: Càng bám trụ lâu, cơ hội thành công càng lớn.

Từ đó, mỗi lần nhấn nút đào PI, mình không còn nghĩ đến việc kiếm tiền, mà xem đó như một nghi thức điểm danh—một cách nhắc nhở bản thân luôn gắn bó với thị trường này. Mình không kỳ vọng gì từ PI, nhưng vẫn kiên trì mỗi ngày.

Sau gần ba năm, mình tích lũy được khoảng 1.800 PI. Tổng số PI mà hệ thống ghi nhận của mình thực tế là 3.600 PI, nhưng một nửa trong số đó chỉ là “PI vàng”—tức lượng token được thưởng thêm dựa trên số người trong vòng tròn bảo mật (từ 3-5 người). Vì những người này không hoàn tất KYC, mình cũng mất đi lượng PI đó.

Dù có nhiều tranh cãi xoay quanh Pi Network, nhưng với mình, hành trình này không chỉ là việc đào token, mà còn là một bài học về thị trường crypto—nơi mà kiên nhẫn và góc nhìn dài hạn luôn quan trọng hơn những khoản lợi nhuận nhanh chóng.

Gian nan hành trình KYC: Từ nghi ngại đến hái quả ngọt

Tháng 7/2022, mình nghe tin nhiều người đã KYC thành công trên Pi Network, chuyển đổi số dư trong ứng dụng thành PI trên mainnet, thậm chí còn bán được với giá 20.000 VND/PI trên các group OTC. Nhìn thấy cơ hội, mình lao vào KYC ngay lập tức.

Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Thủ tục KYC khá rắc rối: điền số điện thoại, email, thông tin cá nhân, chụp hộ chiếu, thực hiện kiểm tra khuôn mặt động (liveness check). Điều quan trọng nhất là tất cả thông tin phải hoàn toàn khớp với giấy tờchỉ cần sai một chi tiết nhỏ cũng có thể thất bại.

Lo lắng và chờ đợi

Nhìn lại, mình vẫn hơi ớn lạnh khi nghĩ đến việc đã cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân cho một nền tảng mà mình chưa thực sự hiểu rõ. Lỡ một ngày mình bước xuống sân bay nước ngoài và bị Interpol ập tới còng tay thì sao? Nhưng lúc đó, mình không nghĩ xa đến vậy, chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất: bán được PI.

Sau khi hoàn tất quy trình một cách cẩn thận, mình gửi yêu cầu KYC và bắt đầu một cuộc chờ đợi căng thẳng. Ngày nào cũng vào ứng dụng kiểm tra trạng thái, rồi lại lướt các group OTC PI xem giá cả biến động thế nào.

Khoảng hai tuần sau, mình nhận được thông báo KYC thành công. Nhưng niềm vui chưa trọn vẹn, vì còn phải đợi thêm hai tuần nữa để PI được mở khóa và có thể giao dịch trên mainnet.

Sau này mình mới biết không phải ai cũng may mắn như mình. Có người KYC sau mình một tháng nhưng đến giờ vẫn chưa được xác nhận. Có người chỉ mắc một sai sót nhỏ khi điền thông tin và mất luôn cơ hội KYC.

Bán PI – Những giao dịch đầu tiên

Bán PI – Những giao dịch đầu tiên
Bán PI – Những giao dịch đầu tiên

Khi PI chính thức lên mainnet, mình vào một group Telegram OTC PI để tìm cách bán. Lúc đó, giá PI đã giảm còn 12.000 VND/PI, nhưng mình vẫn quyết định giao dịch.

Giao dịch OTC PI cũng tương tự như OTC coin hay vật phẩm game:

  • Mình nhắn tin cho người mua, thống nhất tỷ giá.
  • Cả hai nhờ admin group làm trung gian.
  • Admin nhận tiền từ người mua, nhận PI từ mình, rồi mới chuyển tiền lại cho mình.

Ban đầu mình còn e dè, sợ bị lừa, nên chia nhỏ giao dịch thành 4 lần, mỗi lần 300 – 600 PI.

22 triệu đầu tiên từ PI – Niềm vui ngoài mong đợi

Cuối cùng, sau nhiều ngày chờ đợi và hàng loạt giao dịch, mình thu về 22 triệu VND từ việc bán PI. Cảm giác thực sự sung sướng, giống như vừa trúng một khoản tiền từ trên trời rơi xuống. Sau này, bạn bè đều bất ngờ khi biết mình từng được Pi “airdrop” gần 1.000 USD.

Dù Pi Network vẫn còn là một dấu hỏi lớn, nhưng với mình, hành trình KYC và bán PI là một trải nghiệm thú vị, giúp mình hiểu thêm về cách thị trường OTC hoạt động và cảm nhận được sự hồi hộp, mạo hiểm nhưng cũng đầy phấn khích của thế giới crypto.

Thị trường crypto: Không ai mua được ở đáy và bán ở đỉnh

Từ sau khi bán số PI đầu tiên, mình hầu như không còn đào nữa vì tốc độ khai thác giảm mạnh, chỉ còn 0.15 PI/ngày—quá ít để đáng bận tâm. Dù vậy, thỉnh thoảng mình vẫn kiểm tra giá PI OTC, phần vì tò mò, phần vì muốn biết mình có “bán hớ” không.

Rồi thị trường crypto lao dốc sau cú sập FTX, kéo theo PI chạm đáy 5.000 VNDđi ngang ở vùng giá này suốt nhiều tháng. Lúc ấy, mình tự nhủ thật may mắn khi đã bán sớm, nhưng đồng thời lại có linh cảm PI chưa thực sự kết thúc. Trong các group OTC, xuất hiện tin đồn rằng PI đang được gom mạnh tại Trung Quốc, các đại lý OTC Việt Nam mua lại chỉ để chuyển về Trung Quốc.

PI bật tăng mạnh: Một pha tiếc nuối nhẹ?

Quả đúng như vậy, PI bắt đầu phục hồi. Ban đầu, giá từ từ nhích lên 20.000 VND, rồi vài tháng sau đã chạm 50.000 – 70.000 VND. Nguyên nhân? Tin tức về Open Network—bản cập nhật lớn giúp người nắm giữ PI trên mainnet có thể tương tác với các hệ sinh thái bên ngoài Pi Network. Và gần đây nhất, tin PI sắp được niêm yết trên OKX càng làm thị trường phấn khích.

Nhìn lại, mình có chút tiếc nuối khi bán PI ở giá thấp, nhưng mình không hối hận. Trong thị trường này, không ai mua đúng đáy, cũng chẳng ai bán trúng đỉnh—thấy đủ thì cứ chốt lời, nhất là với một khoản “trên trời rơi xuống”.

Dù sao, mình vẫn còn 26 PI. Nếu PI lên 2 USD, ít nhất mình cũng có vài bữa lẩu để đãi bạn bè!

PI và sức hút đặc biệt tại Việt Nam

Trong thời gian theo dõi PI, mình nhận ra nó đã lan tỏa rộng rãi tại Việt Nam, đặc biệt trong nhóm 40-50 tuổi. Có những người nghiện PI đến mức ngày nào cũng mượn điện thoại người thân—vừa để điểm danh, vừa giúp tăng tốc độ khai thác.

Có người KYC thành công nhưng không bán, chấp nhận khóa PI vài năm để đào thêm. Chắc chắn bây giờ họ đang rất vui khi thấy giá PI tăng mạnh.

Còn với mình, Pi Network là dự án crypto đầu tiên mà mình tham gia, một mảnh ghép thú vị trên hành trình đầu tư. Từng bị khinh thường, cười cợt, nhưng Pi Network đã chứng minh được một điều:

👉 Trong thị trường crypto, không gì là không thể.

Kết luận

Hành trình kiếm 1000$ từ Pi Network không chỉ là câu chuyện về việc khai thác một loại tiền điện tử mới mà còn là minh chứng cho sự kiên trì, chiến lược đúng đắn và khả năng nắm bắt cơ hội trong thế giới Crypto. Từ những ngày đầu kiên nhẫn khai thác từng token PI miễn phí, mở rộng vòng tròn bảo mật cho đến việc cập nhật thông tin kịp thời về hệ sinh thái Pi, tất cả đều góp phần giúp bạn gia tăng giá trị tài sản số của mình.

Tuy nhiên, Pi Network vẫn đang trong quá trình phát triển và hướng đến việc chính thức giao dịch trên thị trường. Điều đó có nghĩa là cơ hội vẫn còn rộng mở cho những ai biết cách tận dụng lợi thế sớm. Việc hiểu rõ về tiềm năng của Pi, cập nhật liên tục các thông tin mới nhất về lộ trình dự án, cách tối ưu hóa việc khai thác và giao dịch sẽ giúp bạn có chiến lược phù hợp để gia tăng giá trị tài sản của mình trong tương lai.

Và để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào, hãy thường xuyên truy cập vadercrypto.com – nguồn tin đáng tin cậy giúp bạn cập nhật nhanh chóng những diễn biến mới nhất về thị trường Airdrop, Crypto và Pi Network. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy những hướng dẫn hữu ích, mẹo kiếm tiền hiệu quả và phân tích chuyên sâu giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.

Hành trình chinh phục 1000$ từ Pi Network chỉ mới bắt đầu – hãy tiếp tục trang bị kiến thức, theo dõi những xu hướng mới nhất và sẵn sàng nắm bắt những cơ hội trong thị trường tiền điện tử đầy tiềm năng này!

Đừng quên ghé thăm các kênh và nền tảng của VaderCrypto để đảm bảo bạn luôn nhận được những thông tin bổ ích:

  • Theo dõi X VADER trên Twitter: VADER Twitter để cập nhật những tin tức nóng hổi về các dự án Airdrop.
  • Xem video hướng dẫn và phân tích chi tiết trên YouTube VADERVADER YouTube.
  • Cập nhật kiến thức Airdrop tại Kiến thức Airdrop – VADER trên Telegram: Kiến thức Airdrop.
  • Tham gia cộng đồng học hỏi cách làm Airdrop từ Newbie PRO qua chat: Newbie PRO Airdrop Chat.
  • Xem các video ngắn, thú vị và đầy đủ thông tin trên TikTok VADERVADER TikTok.

Bài viết liên quan