Top 6 Thông tin Market Maker là gì? Vai trò của MM trong Crypto

Market Maker được nhiều người xem như nhân vật bí ẩn đứng sau lèo lái thị trường Crypto, với khả năng đẩy giá Crypto lên hàng chục, hàng trăm lần nhưng cũng có thể khiến chart sập về tận cùng. Vậy cụ thể Market Maker là gì? Liệu họ có khả năng đặc biệt như trên? Cùng vadercrypto tìm hiểu theo cách đơn giản và dễ hiểu nhất nhé!

1

Market Maker là gì?

Market Maker (Nhà tạo lập thị trường) là những cá nhân hoặc tổ chức có nguồn vốn và kinh nghiệm lớn, chuyên cung cấp thanh khoản và volume cho các dự án crypto. Thông qua việc đồng thời đặt các lệnh chào mua (Bid) và chào bán (Ask) trên các mức giá cụ thể, Market Maker giúp duy trì sự ổn định giá và thúc đẩy hoạt động giao dịch trên thị trường.

Ví dụ, bạn muốn mua 1.000 token của đồng A, nhưng trên sàn chỉ có 500 token A đang được bán. Nếu không có thêm ai bán, bạn sẽ không thể mua đủ số token A cần thiết, hoặc bạn sẽ phải trả giá cao hơn. Lúc này, MM sẽ can thiệp bằng cách bán thêm 500 token A từ kho của mình để giúp bạn khớp lệnh. Điều này hạn chế tình trạng “trượt giá”, giúp thị trường ổn định và dễ dàng giao dịch hơn.

Tìm hiểu về khái niệm nhà tạo lập thị trường - Market Maker là gì?
Tìm hiểu về khái niệm nhà tạo lập thị trường – Market Maker là gì?
2

Vai trò của Market Maker trong thị trường Crypto

2.1 Hiểu rõ về vai trò của Market Maker trong thị trường

Trong thị trường Crypto, Market Maker giữ vai trò đặc biệt quan trọng với các chức năng chính như sau:

  • Cung cấp thanh khoản: MM đảm bảo thị trường luôn có đủ người mua và bán bằng cách thực hiện giao dịch liên tục. Điều này giúp tránh tình trạng giao dịch bị đình trệ do thiếu thanh khoản.
  • Giảm chênh lệch giá (Spread): MM thu hẹp khoảng cách giữa giá mua (bid) và giá bán (ask) bằng cách đặt các lệnh giao dịch gần với giá thị trường. Từ đó làm giảm spread và giảm chi phí giao dịch cho nhà đầu tư.
  • Ổn định giá cả: Trong những thời điểm thị trường biến động mạnh, Market Maker sẽ giúp “làm dịu’ thị trường bằng cách duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu. Ví dụ, khi một tin tức tiêu cực làm giá đồng coin giảm nhanh, MM có thể đẩy thêm các lệnh mua vào thị trường để đỡ giá, duy trì sự ổn định và tránh các cú “sập” đột ngột.
  • Xử lý các lệnh lớn: Những lệnh giao dịch có khối lượng lớn thường gây ra biến động giá mạnh nếu thị trường không có đủ thanh khoản. Khi này, MM sẽ giúp tiếp nhận một phần của các lệnh này và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên giá.
  • Thúc đẩy sự phát triển dài hạn của dự án: Nhà đầu tư và tổ chức lớn ưu tiên các dự án có thanh khoản cao và chi phí giao dịch thấp. Tuy nhiên, các đồng coin mới niêm yết thường không đáp ứng được điều này. Vì vậy, Market Maker sẽ tham gia, cung cấp thanh khoản ban đầu để đảm bảo giao dịch diễn ra trơn tru, giúp thị trường ổn định và hỗ trợ dự án phát triển trong dài hạn.
Market Maker giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thị trường Crypto
Market Maker giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong thị trường Crypto

2.2 Vậy Marker Maker có bơm thổi token không?

Câu trả lời là chúng ta không thể biết chắc chắn.

Thị trường Crypto còn quá non trẻ, các yếu tố như thiếu sự minh bạch, quy định pháp lý dẫn đến hoạt động có phần bát nháo của các đội Marker Maker.

Thực tế không ít trường hợp MM bị cáo buộc tham gia “bơm thổi” giá (pump and dump) nhằm thao túng thị trường. Đây là chiến thuật mà họ tạo sóng tăng giá giả để thu hút nhà đầu tư, sau đó bán tháo, khiến giá giảm mạnh và gây thiệt hại cho những người chậm trễ thoát hàng. Đặc biệt là với các token mới hoặc thị trường có thanh khoản thấp thường dễ trở thành mục tiêu của những hành vi này.

Điển hình là trường hợp của  DWF Labs – một trong những quỹ đầu tư kiêm market maker có tiếng trong thị trường đã bị đội ngũ Binance phát hiện đã thao túng giá của token YGG và ít nhất 6 loại Crypto khác, thực hiện rửa tiền với khối lượng hơn 300 triệu USD trong năm 2023.

Tuy nhiên, DWF Labs phủ nhận các cáo buộc này, cho rằng thông tin là vô căn cứ và không phản ánh đúng hoạt động kinh doanh của họ. Phía Binance thì tuyên bố không dung thứ cho hành vi thao túng thị trường và đã loại bỏ gần 355.000 tài khoản vi phạm điều khoản.

Tuy nhiên, không phải MM nào cũng thao túng thị trường. Nhiều MM tập trung vào việc cung cấp thanh khoản một cách minh bạch, kiếm lợi nhuận qua chênh lệch giá (spread) thay vì tạo ra các đợt biến động bất thường.

Nhà đầu tư cần tỉnh táo, đặc biệt với các token ít thông tin rõ ràng. Việc nghiên cứu kỹ các hoạt động của MM và đánh giá sự minh bạch của dự án là cách tốt nhất để tránh rủi ro từ các đợt thao túng giá.

3

Cách thức kiếm tiền của Market Maker trong thị trường

Bước 1. Đặt lệnh mua và bán

Mua: Market Maker đặt các lệnh mua ở một mức giá nhất định (ví dụ $100).

Bán: Cùng lúc, họ cũng đặt các lệnh bán ở một mức giá cao hơn (ví dụ $105).

Điều này đảm bảo rằng luôn có người mua và bán, giúp các giao dịch được thực hiện ngay lập tức mà không cần phải đợi lâu.

Bước 2. Kiếm lời từ chênh lệch giá (Spread)

Market Maker kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán.

Ví dụ: Nếu họ mua ở giá $100 và bán ở giá $105, họ sẽ kiếm được $5 cho mỗi giao dịch.

Bước 3. Duy trì thanh khoản và ổn định thị trường

Bằng cách liên tục tạo lệnh mua và bán, Market Maker cung cấp thanh khoản cho thị trường, giúp giá trị của coin không bị thay đổi đột ngột.

Điều này rất quan trọng trong thị trường có ít người tham gia hoặc khi giá trị tài sản thay đổi mạnh.

Bước 4. Cung cấp sự ổn định trong trường hợp thiếu giao dịch

Nếu bạn muốn mua coin nhưng không có đủ người bán, Market Maker sẽ đặt lệnh bán cho bạn với giá hợp lý, để bạn có thể giao dịch ngay.

Tương tự, nếu bạn muốn bán nhưng không có người mua, Market Maker sẽ mua lại coin từ bạn với giá hợp lý, giúp thị trường không bị “kẹt” hoặc giảm giá quá mạnh.

Bước 5. Lặp lại quy trình

Market Maker liên tục lặp lại quy trình này để duy trì sự ổn định của thị trường, đảm bảo rằng người mua và người bán có thể giao dịch dễ dàng và không gặp khó khăn trong việc tìm đối tác

Tìm hiểu về quy trình và cách thức hoạt động của Market Maker.
Tìm hiểu về quy trình và cách thức hoạt động của Market Maker.

Ví dụ cụ thể về cách thức kiếm tiền của Market Maker:

Giả sử bạn muốn mua một đồng coin có tên là X. Tuy nhiên, không có đủ người bán để thực hiện giao dịch của bạn. Lúc này, Market Maker sẽ can thiệp vào, đặt lệnh bán ra với giá mà bạn có thể mua được, ví dụ là $100. Bạn thực hiện giao dịch mua tại mức giá này.

Ngay sau đó, Market Maker sẽ tìm cách bán lại đồng X đó cho người khác với giá cao hơn, ví dụ $105. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán (spread) chính là lợi nhuận của Market Maker, và họ sẽ tiếp tục lặp lại quy trình này để kiếm lời từ mỗi giao dịch.

Trong một tình huống khác, nếu bạn muốn bán đồng X nhưng không có người mua, Market Maker sẽ đứng ra mua lại từ bạn với giá hợp lý, ví dụ $100, để bảo đảm rằng bạn có thể thực hiện giao dịch mà không bị mất giá quá nhiều. Thông qua các hành động này, Market Maker không chỉ giúp bạn giao dịch dễ dàng mà còn duy trì sự ổn định cho thị trường, đảm bảo rằng giá coin không bị sập hay tăng quá mạnh do thiếu thanh khoản.

4

Các loại Market Maker thường gặp trong thị trường

Dựa theo đặc điểm của các thị trường giao dịch tài chính hiện hàng, chúng ta có thể phân loại Market Maker như sau:

  • Market Maker truyền thống: Bao gồm các Market Maker trên các sàn chứng khoán và Forex truyền thống, họ thường là các công ty tài chính hoặc tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thanh khoản cho thị trường bằng cách đứng ra mua và bán các tài sản (cổ phiếu, tiền tệ,…). Họ tạo ra sự ổn định cho thị trường bằng cách thực hiện các giao dịch đối ứng (bid-ask) và duy trì sự chênh lệch (spread) giữa giá mua và giá bán.
  • Market Maker trong thị trường tiền mã hóa (Crypto Market Maker): Trong thị trường tiền mã hóa, Crypto Market Maker hoạt động tương tự như các MM truyền thống nhưng sẽ khó khăn hơn một chút. Đặc biệt là khi thị trường Crypto có tính biến động mạnh mẽ và hầu như không được quản lý bởi các cơ quan trung ương. Đồng thời, họ cũng cần sự am hiểu sâu sắc với hàng ngàn đồng tiền mã hóa khác nhau để giao dịch hiệu quả với chúng.
  • Automated Market Maker (AMM): Đây là một khái niệm đặc biệt trong các sàn giao dịch phi tập trung (DEX). AMM không dựa vào các Market Maker truyền thống mà thay vào đó sử dụng các thuật toán, hợp đồng thông minh và lượng cung cầu trong các “Pool thanh khoản” để xác định giá giao dịch. Các ví dụ phổ biến của AMM bao gồm Uniswap, PancakeSwap và SushiSwap.
Tìm hiểu về các loại Market Maker theo từng thị trường.
Tìm hiểu về các loại Market Maker theo từng thị trường.
5

Dấu hiệu nhận biết một dự án có Market Maker hay không?

Để nhận biết một dự án Crypto có Market Maker hay không, bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu sau:

  • Thanh khoản (Liquidity) cao và ổn định: Nhiệm vụ chính của Market Maker là duy trì tính thanh khoản cho thị trường thông qua các lệnh chào bán và chào mua. Vì vậy, nếu sàn có khối lượng giao dịch lớn nhưng mức chênh lệch lại rất thấp và ổn định. Đây là dấu hiệu cho thấy dự án rất có thể có sự tham gia của Market Maker.
  • Các lệnh khối lượng lớn và thường xuyên: Một trong những cách rất phổ biến mà Market Maker thường dùng để điều chỉnh thanh khoản là đặt các lệnh lớn với khối lượng cao ở các mức giá gần nhau. Điều này giúp họ đảm bảo giá trị của đồng tiền không biến động mạnh. Như vậy, nếu kiểm tra thấy các lệnh lớn thường xuyên được đưa vào thị trường, đó có thể là dấu hiệu của Market Maker.
  • Kiểm tra các tài liệu về đối tác (Partnerships): Nhiều dự án Crypto có thể công bố đối tác và công khai hợp tác với Market Maker để đảm bảo tính thanh khoản cho thị trường của họ. Do vậy, bạn hoàn toàn có thể tham khảo những tài liệu này trực tiếp trên các trang thông tin, AMA hay blog có liên quan.
  • Xác minh qua các công cụ phân tích dữ liệu (On-chain Analytics): Các công cụ phân tích dữ liệu Blockchain như Nansen, Arkham, Dune Analytics đều có thể giúp bạn xác định sự tham gia của Market Makers. Thông qua việc đánh giá các chỉ số khối lượng giao dịch, sự phân phối của lệnh mua và bán,…
Kiểm tra tính thanh khoản và một số chỉ số liên quan sẽ giúp bạn nhận biết các dự án có Market Maker.
Kiểm tra tính thanh khoản và một số chỉ số liên quan sẽ giúp bạn nhận biết các dự án có Market Maker.
6

TOP những Market Maker lớn trong thị trường Crypto

Dưới đây là TOP một số Market Maker (MM) lớn trong thị trường crypto:

  • WintermuteWintermute là một công ty giao dịch thuật toán nổi tiếng, cung cấp thanh khoản cho hơn 50 thị trường crypto, bao gồm Binance, Coinbase và Uniswap. Với các thuật toán tiên tiến, Wintermute giúp các nhà đầu tư thực hiện giao dịch hiệu quả. Công ty này không chỉ tạo ra các thị trường thanh khoản mạnh mẽ mà còn cung cấp dịch vụ hỗ trợ các dự án blockchain và quản lý OTC.
Wintermute là một công ty MM được đánh giá cao.
Wintermute là một công ty MM được đánh giá cao.
  • Cumberland: Đây là một công ty con của DRW Labs, chuyên cung cấp thanh khoản cho các tài sản kỹ thuật số từ năm 2014. Với khả năng thực hiện các giao dịch lớn mà không làm xáo trộn giá trị thị trường, Cumberland giúp duy trì sự ổn định trong quá trình giao dịch.
Cumberland là một công ty con của DRW Labs.
Cumberland là một công ty con của DRW Labs.
  • Vortex: Vortex là một công ty Market Maker nổi bật, sử dụng các thuật toán tiên tiến để cung cấp thanh khoản cho thị trường crypto. Mục tiêu của Vortex là đảm bảo sự ổn định lâu dài cho cả nhà đầu tư và các tổ chức phát hành coin.
Vortex là một công ty Market Maker nổi bật với các thuật toán giao dịch tiên tiến.
Vortex là một công ty Market Maker nổi bật với các thuật toán giao dịch tiên tiến.
  • Jump Trading: Jump Trading cung cấp thanh khoản cho thị trường crypto thông qua các chiến lược giao dịch tần suất cao, giúp giữ cho thị trường ổn định.
Jump Trading được đánh giá cao về khả năng cung cấp thanh khoản và ổn định giá thị trường.
Jump Trading được đánh giá cao về khả năng cung cấp thanh khoản và ổn định giá thị trường. 

Kết luận
Trên đây vadercrypto đã tổng hợp lại một số thông tin cơ bản để giải thích Market Maker là gì và vai trò của Market Maker trong thị trường Crypto. Mặc dù nhiều người tin rằng MM hoàn toàn có khả năng gây ra tác động tiêu cực và chịu trách nhiệm cho các đợt “Pump and Dump”. Nhưng thực tế, việc cung cấp tính thanh khoản và giữ giá thị trường ổn định mới là mục tiêu làm việc thực sự của MM.

Bài viết liên quan